Tổng hợp các chính sách cho người lao động
Trong quan hệ lao động, vai trò của người lao động là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy họ lại là bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Do đó, Nhà nước ta đã thông qua việc ban hành các chính sách với mục tiêu quan tâm đặc biệt đến người lao động nhằm hỗ trợ kịp thời để giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể thực hiện quan hệ lao động một cách hài hòa, thuận lợi, đồng thời đạt hiệu quả cao trong quá trình lao động sản xuất.
Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động thì bảo hiểm xã hội được coi là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp, đóng góp một phần thu nhập cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hoặc mất đi vì ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ bảo hiểm xã hội:
- Các chế độ của BHXH bắt buộc gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
- Các chế độ của BHXH tự nguyện gồm: hưu trí và tử tuất.
Cơ sở tính mức hưởng BHXH dựa trên: mức đóng, thời gian đóng BHXH và có sự chia sẻ giữa những người tham gia vào BHXH.
- Ốm đau: Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng và bằng từ 50% – 100% mức tiền lương đóng bảo BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Đối với người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở và được hưởng trợ cấp một lần; còn suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hằng tháng, mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động bị thất nghiệp, đang chênh vênh tìm việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là “phao cứu sinh” giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ chính sách bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề cũng như là duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng:
Mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động được xác định theo quy định tại Điều 57 Luật việc làm 2013 như sau:
Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:
Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng
Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
* Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp
+ Người lao động để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
- Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ các trường hợp sau: đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Người lao động trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đã nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Người lao động sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho Trung tâm mà chưa tìm được việc làm. Trừ các trường hợp sau: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết ,…
+ Căn cứ vào số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Khi đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng thì người lao động sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng, người lao động được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 12 tháng.
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Mức hưởng hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tin tức khác
- Biên bản kết thúc niêm yết công khai đề nghị xét tặng danh hiệu khu phố văn hóa năm 2024 trên địa bàn phường Hà Khánh
- Thông báo về việc niêm yết công khai đề nghị xét tặng danh hiệu khu phố văn hóa năm 2024 trên địa bàn phường Hà Khánh
- Phường Hà Khánh: Xây dựng đường băng cản lửa - một trong những phương án tối ưu cho công tác phòng chống cháy rừng
- Phường Hà Khánh: Tổ chức triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) trên địa bàn phường
- Phường Hà Khánh: Tổ chức tọa đàm “Không để trẻ cô đơn, bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại”