Bạn cần làm gì để phòng, chống bệnh Dại
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:
– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
Nguồn: Trạm y tế phường Hà Khánh
Tin tức khác
- Ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”
- Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng
- 5 bước tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào ứng dụng VNEID
- (Nghị định số 16/2025/NĐ-CP) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/ 6 /2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ
- Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; Cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an