Phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện đề án 06 Chuỗi sự kiện của "NKTM năm 2023" tiếp tục góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các đề án: Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ (DV) ngân hàng (NH) cho nền kinh tế; Đẩy mạnh thanh toán qua NH đối với các DV công; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 và Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Chính phủ "2023 - năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", sự kiện NKTM năm nay sẽ hướng đến các nội dung, nhiệm vụ tại Đề án 06 của Thủ tướng (Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030), cũng như Kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNN giữa Bộ Công an (CA) và NHNN. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) để làm sạch dữ liệu khách hàng (KH) và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành NH (như chấm điểm tín dụng, xác thực KH trực tuyến và thông tin đa chiều...).

Việc kết nối CSDLQGVDC với các đơn vị trong ngành NH, kết nối với doanh nghiệp (DN) sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, giúp ngành NH phát triển các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa NH-KH, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực NH. Chương trình NKTM lần đầu tiên triển khai vào năm 2019, đến nay đã truyền tải thông điệp tích cực, góp phần lan tỏa, xây dựng (XD) thói quen thanh toán, chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt (KDTM) trong xã hội.

Nhìn lại 4 năm triển khai NKTM cho thấy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã cùng các bộ, ngành, cơ quan liên quan kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó tạo ra những chuyển biến rõ nét trong hoạt động thanh toán KDTM. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa DV, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu, cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu trong các hoạt động nghiệp vụ NH với nhiều sản phẩm, DV thiết thực, phục vụ tiện ích cho người dân, DN nhằm thúc đẩy thanh toán KDTM trong nền kinh tế.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Theo NHNN, hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, sử dụng các phương tiện, DV thanh toán mới. Thời gian vừa qua, NHNN, bộ, ngành liên quan đã nghiên cứu, tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh toán như: Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ 01/3/2023; nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự thảo trình Chính phủ Nghị định (NĐ) thay thế NĐ101/2012/NĐ-CP về TTKDTM và NĐ về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực NH. Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản (TK) viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, DV có giá trị nhỏ (Mobile-Money)...

Ngân hàng Nhà nước cũng đã nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy TTKDTM, như: Thông tư hướng dẫn mở TK thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC); Thông tư hướng dẫn phát hành thẻ eKYC; Kế hoạch chuyển đổi số ngành NH đến năm 2025, định hướng tới năm 2030... Ngoài ra, NHNN cũng thành lập tổ công tác và ban hành kế hoạch của ngành NH triển khai Đề án 06. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử trong năm qua tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, DN và toàn xã hội.

Trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, hoạt động TTKDTM tiếp tục tăng trưởng khá. Số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên NH tăng 8,55% về giá trị. Số lượng giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng, tăng 18,55% về giá trị. Đến cuối tháng 3/2023, toàn thị trường có 21.347 máy ATM, 430.625 máy POS, tăng tương ứng 3,88% và 26,34% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng giao dịch qua POS tăng 37,57% về số lượng, tăng 32,09% về giá trị; giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng, giảm 4,02% về giá trị cho thấy xu hướng dịch chuyển từ rút tiền mặt sang TTKDTM.

Bảo đảm an toàn, an ninh

Theo NHNN, các DV thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ, những giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí như thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR code), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)... đã được các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng DV trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào sản phẩm, DV để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn, giá trị thiết thực cho KH. Qua đó góp phần phổ biến TTKDTM với người dân, DN.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục áp dụng một số giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM, như nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách, thúc đẩy TTKDTM đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ NĐ về TTKDTM và các văn bản hướng dẫn NĐ101, NĐ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực NH; đồng thời chủ động rà soát, XD kế hoạch sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của NHNN về ứng dụng, chia sẻ dữ liệu trong hoạt động NH, thúc đẩy triển khai Đề án 06. Triển khai hiệu quả các Đề án của Chính phủ, của ngành NH về TTKDTM và chuyển đổi số. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, thiết lập hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thống nhất nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy kết nối liên thông mang lại lợi ích tổng thể cho người dân, DN.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục ứng dụng, phát triển các sản phẩm, DV thanh toán trên thiết bị di động, triển khai hiệu quả việc thí điểm DV Mobile-Money nhằm thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, DV hành chính công.

Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường phối hợp với Bộ CA và các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, khai thác hiệu quả dữ liệu trong thiết kế, phát triển, cung ứng sản phẩm, DV tiện ích, phù hợp nhu cầu, hành vi của từng nhóm đối tượng KH đi cùng với công tác bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật thông tin KH, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của KH. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành NH; đồng thời chú trọng triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính đến người dân, DN có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ TTKDTM một cách an toàn.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 116